Truyền thông - Tin tức

Doanh nghiệp lắp ráp xe tải vượt khó bằng thị trường ngách

TTO – Dù khó khăn bởi COVID-19 khiến doanh số bán hàng lao dốc nhưng vẫn có doanh nghiệp lắp ráp ôtô tải không co cụm, tìm hướng đẩy mạnh thị trường ngách với loại xe tải nặng.

Doanh nghiệp lắp ráp xe tải vượt khó bằng thị trường ngách - Ảnh 1.

Doanh nghiệp tăng lắp ráp xe tại VN – Ảnh: CÔNG TRUNG

Ghi nhận trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, phân phối ôtô ở VN đều chịu chung số phận sụt giảm doanh số khá nặng nề do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ngoài xe du lịch suy giảm mạnh, xe khách, xe tải rơi vào tình cảnh khó khăn chung từ đầu năm đến nay.

Đối với các mẫu xe từ 1 – 1,5 tấn thường có giá bán trước đây khoảng 450 – 470 triệu đồng/chiếc, nay đều được giảm 30 – 50 triệu đồng để kích cầu. Với mẫu xe tải hạng nặng từ 10-20 tấn Howo, JAC, Dongfeng hay FAW, Hino, các đại lý cho biết sức mua khá chậm.

Đại diện Công ty cổ phần ôtô TMT cho biết thị trường ôtô tải xuống dốc nguyên dân do các dự án, san lấp mặt bằng chưa được triển khai dẫn đến việc đầu tư mua xe tải giảm.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hết tháng 8-2020, doanh số xe thương mại và xe tải suy giảm khá mạnh, xe thương mại bán ra chỉ đạt hơn 37.400 chiếc, giảm hơn 9.300 chiếc so với cùng kỳ năm trước; xe tải và xe chuyên dụng chỉ bán được gần 36.000 chiếc, giảm gần 5.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Dù thời điểm khó khăn chung nhưng vẫn có một số doanh nghiệp không co cụm thu hẹp sản xuất mà có bước đột phá đưa sản phẩm tốt đưa ra thị trường.

Ông Trần Vĩnh Hà – Tổng giám đốc Vĩnh Phát Motor (đơn vị chuyển sản xuất, lắp ráp xe tải) tại TP.HCM, cho biết vừa tung ra thị trường mẫu xe tải nặng Ginga với toàn bộ linh kiện nhập khẩu độc quyền về Việt Nam từ liên doanh ôtô Trung Quốc Qingling Isuzu, mục tiêu lắp ráp 100 xe/năm, giá bán ra thị trường hơn 1,9 tỉ đồng/xe.

Trong khi đó, xe tải hạng nặng nhập khẩu từ Trung Quốc như Dongfeng, Sinotruk, FAW, Chenlong… trước đây chiếm ưu thế về mặt giá cả nhưng khách hàng sàn lọc về chất lượng nên tập đã tạo cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất xe tải để giành thị phần.

Theo các doanh nghiệp vận tải, thị trường xe tải hạng nặng sẽ sôi động hơn từ đây đến cuối năm vì nhu cầu chở hàng, các dự án triển khai… đẩy sức mua xe để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

 

Xây thêm nhà máy, tăng tốc xuất khẩu ôtô

Trong khi đó, dù chịu tác động dịch COVID-19 kéo dài nhiều tháng liền nhưng các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô trong nước vẫn tăng tốc sản xuất, xuất khẩu. Đơn cử như Thaco vẫn đều đặn xuất khẩu ôtô, sơmi rơmooc, linh phụ kiện sang Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Myanmar… như chưa hề có dịch.

Mới đây ngày 20-9, Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor đã động thổ xây dựng nhà máy Hyundai Thành Công số 2 (HTMV 2) tại Ninh Bình với công suất và lắp ráp xe Hyundai 170.000 xe/năm…